Hội đồng tuyển sinh vào lớp 6 chất lượng cao trường THCS Cầu Giấy trân trọng thông báo nội quy dành cho học sinh dự kiểm tra, đánh giá năng lực và xử lý học sinh vi phạm quy chế như sau:
I. Nội quy dành cho học sinh dự kiểm tra, đánh giá năng lực
Điều 1. Quy định về các vật dụng được mang vào phòng kiểm tra
1. Học sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài kiểm tra: Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử.
2. Học sinh không được mang vào phòng vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xoá, tài liệu, máy tính cầm tay, điện thoại, đồng hồ thông minh, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài kiểm tra và quá trình chấm bài kiểm tra.
3. Học sinh mang theo các vật dụng liên quan đến việc làm bài kiểm tra không đúng quy định tại khoản 1 của Điều này vào phòng kiểm tra, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ.
Điều 2. Trách nhiệm của học sinh
1. Có mặt tại địa điểm kiểm tra đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban coi kiểm tra và hướng dẫn của cán bộ coi kiểm tra (CBCKT). Học sinh đến sau thời điểm tính giờ làm bài sẽ không được dự kiểm tra.
2. Khi vào phòng kiểm tra, học sinh phải ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình. Kiểm tra thông tin trên danh sách đăng ký dự kiểm tra, nếu thấy có những sai sót về họ, đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh… phải báo cáo ngay cho CBCKT để đính chính.
3. Chỉ được mang vào phòng kiểm tra những vật dụng theo quy định tại Điều 1.
4. Khi nhận đề kiểm tra, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi kiểm tra trong phòng, chậm nhất 5 phút sau khi phát đề.
5. Trước khi làm bài, phải ghi đầy đủ thông tin cá nhân và số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào phần phách đính kèm đề kiểm tra, giấy nháp theo hướng dẫn của CBCKT.
6. Không được trao đổi, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự trong phòng kiểm tra. Các trường hợp vi phạm sẽ bị nhắc nhở công khai và bị xử lý kỷ luật theo các mức từ cảnh cáo đến đình chỉ việc kiểm tra. Khi muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo CBCKT. Khi được phép nói, học sinh đứng trình bày công khai với CBCKT ý kiến của mình. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng khi được phép của CBCKT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng và khu vực điểm coi kiểm tra của học sinh do Trưởng điểm coi kiểm tra quyết định.
7. Bài kiểm tra phải được viết rõ ràng bằng một loại bút, một thứ mực; không được viết bằng mực đỏ, bút chì (trừ vẽ đường tròn bằng compa); không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng; phần viết hỏng phải gạch chéo; không được tẩy, xoá bằng bất kỳ cách gì (kể cả bút xoá).
8. Bảo quản bài kiểm tra nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng. Nếu phát hiện có người khác xâm hại đến bài kiểm tra của mình phải báo cáo ngay CBCKT để xử lý.
9. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, học sinh phải ngừng làm bài ngay. Khi nộp bài, học sinh phải ghi rõ số tờ giấy kiểm tra đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài. Không làm được bài, học sinh cũng phải nộp lại giấy kiểm tra. Không nộp giấy nháp thay bài kiểm tra. Sau khi nộp xong bài kiểm tra và được sự đồng ý của CBCKT, học sinh mới được rời khỏi phòng kiểm tra.
10. Khi có sự việc bất thường xảy ra phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCKT.
II. Xử lý học sinh vi phạm quy chế
Mọi vi phạm quy chế đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho học sinh.
1. Khiển trách đối với những học sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài hoặc trao đổi bài với học sinh khác. Hình thức này do CBCKT quyết định tại biên bản được lập.
2. Cảnh cáo đối với các học sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
a) Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ kiểm tra môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế ở mức khiển trách.
b) Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với học sinh khác.
c) Chép bài của học sinh khác hoặc để học sinh khác chép bài của mình.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo do CBCKT quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có).
3. Đình chỉ đối với các học sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
a) Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ kiểm tra môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo.
b) Mang vật dụng trái phép theo quy định tại “Nội quy học sinh đăng ký dự kiểm tra” vào phòng.
c) Đưa đề kiểm tra ra ngoài phòng hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng.
d) Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài của mình những nội dung không liên quan đến bài kiểm tra.
đ) Có hành động gây gổ với học sinh khác.
CBCKT trong phòng lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm coi kiểm tra quyết định hình thức đình chỉ. Nếu Trưởng Điểm coi kiểm tra không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban Coi kiểm tra quyết định.
Học sinh bị đình chỉ phải nộp bài, đề kiểm tra, giấy nháp cho CBCKT và ra khỏi phòng ngay sau khi có quyết định. Học sinh bị đình chỉ chỉ được ra khỏi khu vực trường đặt địa điểm kiểm tra sau khi hết thời gian làm bài.
4. Trừ điểm bài kiểm tra
a) Học sinh bị khiển trách trong khi kiểm tra môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài kiểm tra của môn đó.
b) Học sinh bị cảnh cáo trong khi kiểm tra môn nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài kiểm tra của môn đó.
c) Những bài kiểm tra có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài.
d) Cho điểm 0 (không):
– Bài kiểm tra được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng.
– Có hai bài làm trở lên đối với một bài kiểm tra.
– Bài kiểm tra có chữ viết của hai người trở lên.
– Những phần của bài kiểm tra viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định của Hội đồng tuyển sinh.
đ) Học sinh bị đình chỉ bài kiểm tra nào sẽ bị điểm 0 (không) bài kiểm tra đó và không được tiếp tục dự kiểm tra các môn tiếp theo.
5. Huỷ bỏ kết quả đối với những học sinh:
– Viết, vẽ vào tờ giấy kiểm tra những nội dung không liên quan đến bài kiểm tra.
– Để người khác làm bài kiểm tra thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Trưởng ban Coi kiểm tra, Trưởng ban Chấm bài kiểm tra, Trưởng phòng GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả bài kiểm tra.
1. Học sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài kiểm tra: Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử.
2. Học sinh không được mang vào phòng vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xoá, tài liệu, máy tính cầm tay, điện thoại, đồng hồ thông minh, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài kiểm tra và quá trình chấm bài kiểm tra.
3. Học sinh mang theo các vật dụng liên quan đến việc làm bài kiểm tra không đúng quy định tại khoản 1 của Điều này vào phòng kiểm tra, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ.
Điều 2. Trách nhiệm của học sinh
1. Có mặt tại địa điểm kiểm tra đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban coi kiểm tra và hướng dẫn của cán bộ coi kiểm tra (CBCKT). Học sinh đến sau thời điểm tính giờ làm bài sẽ không được dự kiểm tra.
2. Khi vào phòng kiểm tra, học sinh phải ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình. Kiểm tra thông tin trên danh sách đăng ký dự kiểm tra, nếu thấy có những sai sót về họ, đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh… phải báo cáo ngay cho CBCKT để đính chính.
3. Chỉ được mang vào phòng kiểm tra những vật dụng theo quy định tại Điều 1.
4. Khi nhận đề kiểm tra, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với cán bộ coi kiểm tra trong phòng, chậm nhất 5 phút sau khi phát đề.
5. Trước khi làm bài, phải ghi đầy đủ thông tin cá nhân và số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào phần phách đính kèm đề kiểm tra, giấy nháp theo hướng dẫn của CBCKT.
6. Không được trao đổi, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự trong phòng kiểm tra. Các trường hợp vi phạm sẽ bị nhắc nhở công khai và bị xử lý kỷ luật theo các mức từ cảnh cáo đến đình chỉ việc kiểm tra. Khi muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo CBCKT. Khi được phép nói, học sinh đứng trình bày công khai với CBCKT ý kiến của mình. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng khi được phép của CBCKT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng và khu vực điểm coi kiểm tra của học sinh do Trưởng điểm coi kiểm tra quyết định.
7. Bài kiểm tra phải được viết rõ ràng bằng một loại bút, một thứ mực; không được viết bằng mực đỏ, bút chì (trừ vẽ đường tròn bằng compa); không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng; phần viết hỏng phải gạch chéo; không được tẩy, xoá bằng bất kỳ cách gì (kể cả bút xoá).
8. Bảo quản bài kiểm tra nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng. Nếu phát hiện có người khác xâm hại đến bài kiểm tra của mình phải báo cáo ngay CBCKT để xử lý.
9. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, học sinh phải ngừng làm bài ngay. Khi nộp bài, học sinh phải ghi rõ số tờ giấy kiểm tra đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài. Không làm được bài, học sinh cũng phải nộp lại giấy kiểm tra. Không nộp giấy nháp thay bài kiểm tra. Sau khi nộp xong bài kiểm tra và được sự đồng ý của CBCKT, học sinh mới được rời khỏi phòng kiểm tra.
10. Khi có sự việc bất thường xảy ra phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của CBCKT.
II. Xử lý học sinh vi phạm quy chế
Mọi vi phạm quy chế đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho học sinh.
1. Khiển trách đối với những học sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài hoặc trao đổi bài với học sinh khác. Hình thức này do CBCKT quyết định tại biên bản được lập.
2. Cảnh cáo đối với các học sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
a) Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ kiểm tra môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế ở mức khiển trách.
b) Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với học sinh khác.
c) Chép bài của học sinh khác hoặc để học sinh khác chép bài của mình.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo do CBCKT quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có).
3. Đình chỉ đối với các học sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
a) Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ kiểm tra môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo.
b) Mang vật dụng trái phép theo quy định tại “Nội quy học sinh đăng ký dự kiểm tra” vào phòng.
c) Đưa đề kiểm tra ra ngoài phòng hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng.
d) Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài của mình những nội dung không liên quan đến bài kiểm tra.
đ) Có hành động gây gổ với học sinh khác.
CBCKT trong phòng lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm coi kiểm tra quyết định hình thức đình chỉ. Nếu Trưởng Điểm coi kiểm tra không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban Coi kiểm tra quyết định.
Học sinh bị đình chỉ phải nộp bài, đề kiểm tra, giấy nháp cho CBCKT và ra khỏi phòng ngay sau khi có quyết định. Học sinh bị đình chỉ chỉ được ra khỏi khu vực trường đặt địa điểm kiểm tra sau khi hết thời gian làm bài.
4. Trừ điểm bài kiểm tra
a) Học sinh bị khiển trách trong khi kiểm tra môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài kiểm tra của môn đó.
b) Học sinh bị cảnh cáo trong khi kiểm tra môn nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài kiểm tra của môn đó.
c) Những bài kiểm tra có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài.
d) Cho điểm 0 (không):
– Bài kiểm tra được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng.
– Có hai bài làm trở lên đối với một bài kiểm tra.
– Bài kiểm tra có chữ viết của hai người trở lên.
– Những phần của bài kiểm tra viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định của Hội đồng tuyển sinh.
đ) Học sinh bị đình chỉ bài kiểm tra nào sẽ bị điểm 0 (không) bài kiểm tra đó và không được tiếp tục dự kiểm tra các môn tiếp theo.
5. Huỷ bỏ kết quả đối với những học sinh:
– Viết, vẽ vào tờ giấy kiểm tra những nội dung không liên quan đến bài kiểm tra.
– Để người khác làm bài kiểm tra thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Trưởng ban Coi kiểm tra, Trưởng ban Chấm bài kiểm tra, Trưởng phòng GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả bài kiểm tra.